2018 chứng kiến một năm bùng nổ của thiết bị đeo được với sự tham gia của hầu hết tất cả các tên tuổi lớn trong làng công nghệ. Những thiết bị đeo được xuất hiện trong năm 2018 cho thấy các hãng đã chăm chút không chỉ về cấu hình bên trong mà còn cả ngoại hình bên ngoài một cách hết sức nghiêm túc. Các sản phẩm có xu hướng:
- Mỏng đi, màn hình to ra và độ phân giải cao hơn.
- Thân vỏ được hoàn thiện bằng nhôm cao cấp hoặc thép.
- Mặt kính sử dụng Gorilla Glass hoặc Sapphire
- Dây đeo có cơ chế tháo ráp nhanh để dễ dàng thay thế.
Khác với thời điểm đầu ra mắt, thiết bị đeo được lúc đó chỉ đóng vai trò là thiết bị hiển thị thông báo (cuộc gọi, tin nhắn, email…) với một vài tính năng phụ khác như trình chỉnh nhạc, báo thức… giúp người dùng giảm được tần suất phải tương tác với điện thoại. Giờ đây thiết bị đeo được đang phát triển theo hướng dần trở thành một thiết bị theo dõi và chăm sóc sức khoẻ. Những thiết bị đeo được bổ sung và nâng cấp những phần cứng như: Chip GPS; Cảm biến nhịp tim; Cảm biến Pulse Ox và mới nhất là các điện cực giúp đo ECG. Sau đây là những tính năng được chú trọng phát triển nhiều nhất trong năm 2018 vừa rồi:
[product_tag tags=”smart watch, đồng hồ thông minh” per_page=”4″ columns=”4″ orderby=”rand”]
1. Chẩn đoán bất thường tim:
[product_tag tags=”smart watch, đồng hồ thông minh” per_page=”4″ columns=”4″ orderby=”rand”]
2. Theo dõi giấc ngủ chuyên sâu:
Bằng cách theo dõi chuyển động cổ tay và mức độ biến thiên nhịp tim trong lúc ngủ thì các thiết bị đeo được sẽ ghi nhận và phân tích được người dùng có chất lượng giấc ngủ như thế nào. Những hãng đang làm tốt điều này là nhất là Garmin và Fitbit. Các thiết bị lý tưởng cho theo dõi giấc ngủ là smart band chứ không phải smart watch (nhờ tính gọn nhẹ và pin lâu mà người dùng có thể đeo liên tục trong thời gian dài không cảm thấy khó chịu).
- Garmin trang bị cảm biến Pulse Ox trên vívosmart 4 để đo và phân tích giấc ngủ chuyên sâu hơn (đo lượng bão hoà oxy trong máu lúc ngủ).
- Fitbit với cảm biến đo SpO2 giúp Charge 3 theo dõi, ghi nhận và phân tích giấc ngủ người dùng một cách chi tiết và chuyên sâu, từ đó đưa ra dự báo và lời khuyên về sức khoẻ cho người dùng.
[product_tag tags=”smart watch, đồng hồ thông minh, fitbit” per_page=”4″ columns=”4″ orderby=”rand”]
3. Tự động phát hiện người dùng chơi thể thao:
Bằng cách sử dụng những cảm biến thích hợp (gyroscope, acceleration) thiết bị đeo thông minh giờ đây có thể phát hiện ra người dùng đang chơi thể thao và tự động ghi lại hoạt động thể thao đó.
Tính năng này đã xuất hiện trên Garmin và Fitbit từ lâu nhưng nó hầu như không chính xác và người dùng chỉ xem nó như một thông tin để tham khảo mà thôi (ví dụ như chạy xe máy thì nó ghi nhận là đạp xe đạp…)
Tính năng này hiện có trên các thiết bị đeo được của Apple; Fitbit; Garmin
Hãng đang làm tốt nhất tính năng này đó là Apple. Apple Watch Series 4 có thể phát hiện người dùng đang chơi thể thao và gợi ý người dùng ghi lại hoạt động thể thao đó. Điều khiến tính năng này trên Apple Watch Series 4 trở nên tốt nhất đó là vì nó ghi nhận được hoạt động ngay lúc chúng ta bắt đầu chơi thể thao chứ không phải chỉ ghi từ thời điểm nó phát hiện ra. Các hãng khác chỉ ghi nhận hoạt động thể thao tính từ thời điểm người dùng bắt đầu bấm ghi.
4. Thời lượng pin dài hơn:
Bằng việc nâng cấp phần mềm và cải tiến chip mà thiết bị đeo được ngày càng có thời lượng sử dụng lâu hơn. Hiện đang có 2 trường phái về việc tối ưu thời lượng sử dụng pin:
- Tăng dung lượng pin nhưng cũng đồng thời tăng kích thước màn hình, tăng độ phân giải, tăng độ sáng nhằm mang lại trải nghiệm màn hình tốt hơn. Apple; Fitbit và các hãng có định hướng thời trang như Fossil; Michael Kors; Skagen… là những hãng theo đuổi quan điểm này.
- Sử dụng màn hình độ phân giải thấp, ít màu hoặc đơn sắc nhằm có thời lượng pin tối ưu nhất. Garmin, Suunto là những tên tuổi điển hình theo đuổi triết lý này. Ấn tượng nhất trong năm 2018 về thời lượng pin phải kể đến Suunto 9 với thời lượng sử dụng GPS lên tới 120 tiếng.
[product_tag tags=”smart watch, đồng hồ thông minh” per_page=”4″ columns=”4″ orderby=”rand”]
5. LTE với eSIM:
Với bước tiến mới về công nghệ, eSIM ra đời. Nó là một con chip được hàn lên bo mạch của thiết bị chứ không phải dạng thẻ nhựa. eSIM được thiết kế ra trong bối cảnh các thiết bị đeo được cần mạng để hoạt động độc lập với điện thoại. Nó khắc phục được yếu điểm chiếm quá nhiều diện tích của thẻ SIM truyền thống, khiến ảnh hưởng đến ngoại hình và kích thước sản phẩm. eSIM hoàn toàn có thể được trang bị trên cả smart watch lẫn smart band. Với sự xuất hiện của Apple Watch Series 4, chúng ta có thể kỳ vọng eSIM sẽ trở nên phổ biến rất nhanh trong thời gian sắp tới.
Dựa trên xu hướng mà các hãng đang theo đuổi và trang bị cho các thiết bị đeo được trong năm 2018, mình dự đoán năm 2019 các hãng sẽ tiếp tục chú trọng phát triển mạnh hơn nữa các tính năng liên quan đến sức khoẻ. Cụ thể:
Đối với Apple:
- Apple cho thấy mức độ tin cậy cao của dữ liệu điện tim khi xin được giấy phép của FDA cho tính năng đó của họ tại Mỹ.
- Năm 2019 sẽ là một năm vất vả của Apple để xin giấy thông hành cho tính năng này ở các quốc gia khác.
- Kéo dài thời lượng sử dụng pin bằng cách nâng cấp chip và tăng dung lượng pin.
- Nhờ thời lượng sử dụng pin được kéo dài, Appel sẽ bổ sung tính năng theo dõi và phân tích giấc ngủ cho Apple Watch thế hệ tiếp theo.
Đối với các hãng khác:
- Tính năng đo điện tim sẽ được nghiên cứu, phát triển và tích hợp lên thiết bị đeo thông mình của nhiều hãng.
- Tính năng phát hiện té ngã: Tính năng này về cơ bản cần phần cứng là cảm biến gia tốc kế, con xoay hồi chuyển và độ cao.
- Các cảm biến này đều có mặt trên các thiết bị đeo cao cấp của tất cả các hãng, điều mà các hãng còn thiếu là là dữ liệu nghiên cứu và phần mềm nữa mà thôi.
- Về thời lượng pin thì các hãng có thể kỳ vọng vào con chip mới của Qualcom dành riêng cho thiết bị đeo được là Snapdragon Wear 3100 cho smartwatch: có bộ xử lý phụ riêng biệt, pin kéo dài tối đa hơn 1 tuần.
Nguồn: Tinh Tế
[product_tag tags=”smart watch, đồng hồ thông minh” per_page=”4″ columns=”4″ orderby=”rand”]