Nếu bạn bước xuống khỏi máy tập, nhắm mắt lại và giậm chân tại chỗ. Thực chất bạn đang tiến về phía trước mà không hề hay biết.
Bất cứ ai đã từng chạy bộ ở phòng gym đều đã gặp phải một hiện tượng thú vị. Tại khoảnh khắc tập xong và bước xuống khỏi máy tập chạy, bạn sẽ thấy dường như mình đang đi lại nhanh hơn. Liệu đó là cảm giác của bạn, một ảo giác hay thực sự là chân bạn vẫn còn giữ đà chạy như trên máy?
Hiện tượng này đã được Adar Pelah, một nhà nghiên cứu thị lực phát hiện và ghi chép lại từ những thập niên 90 của thế kỷ trước, khi ông còn là một sinh viên Cambridge. Pelah đã báo cáo quan sát của mình lần đầu trên một tạp chí khoa học năm 1996, khởi đầu cho một loạt các nghiên cứu về “ảo giác máy chạy bộ“.
Nổi bật trong các nghiên cứu này có một thí nghiệm cho thấy: Khi mọi người chạy trên máy 10 phút và bước ra ngoài. Sau đó, các nhà nghiên cứu lấy một mảnh khăn bịt mắt họ lại và bảo họ thử giậm chân tại chỗ. Kết quả, các nhà nghiên cứu sẽ thấy họ tiến về phía trước, nhưng bản thân những người bị bịt mắt, họ vẫn nghĩ rằng mình chỉ đang giậm chân tại chỗ mà thôi.
Điều gì đã xảy ra vậy?
Ảo giác máy chạy bộ là gì? Điều 100% ai từng chạy bộ ở phòng gym đều sẽ thấy
Để giải thích hiện tượng này, chúng ta phải quay về thời điểm khi bạn đang còn ở trên một chiếc máy chạy bộ. Khi đó, cơ thể bạn đang chuyển động, nó có xu hướng tiến về phía trước. Nhưng thị giác lại cho thấy bạn vẫn đứng yên.
Dòng chảy quang học – là những hình ảnh bạn thấy đang trôi qua mắt khi bạn di chuyển – sẽ gần như đứng yên khi bạn chạy trên máy chạy bộ. Nó hoàn toàn khác so với khi bạn chạy trên một con đường thực.
Bắt đầu khoảnh khắc mà bạn bước xuống khỏi máy chạy, đột nhiên toàn bộ vũ trụ lại di chuyển trước trường thị giác của bạn. Với dòng chảy quang học đột ngột được khai thông này, não bộ của bạn sẽ đánh giá thấp tốc độ mà nó nhận được, tạo gia cảm giác bạn đang tăng tốc, Pelah nói.
Dòng chảy quang học – là những hình ảnh bạn thấy đang trôi qua mắt khi bạn di chuyển – sẽ gần như đứng yên khi bạn chạy trên máy chạy bộ.
Nhưng đó là khi bạn mở mắt, còn khi bị bịt mắt lại thì sao? Lúc này, với tầm nhìn bị mất hoàn toàn, bạn phải sử dụng các giác quan còn lại của cơ thể để định vị bản thân mình trong không gian, bao gồm các chuyển động của chất lỏng trong ống tai và một giác quan thứ sáu mà các nhà khoa học gọi là proprioception.
Sâu bên trong ống tai mà mắt thường của bạn không thể nhìn thấy được, có 3 ống hình bán khuyên đóng vai trò như 3 trục của chiếc gimbal máy ảnh.
Chúng nằm chếch nhau các góc 90 độ. Lớp lót trong mỗi ống bán khuyên này đều có rất nhiều sợi lông nhỏ. Ngoài ra, chúng còn chứa 2 lớp dịch lỏng sền sệt. Các nhà khoa học gọi đó là dịch trong và dịch ngoài (endolymph và cupula).
Khi bạn chạy trên máy hoặc gây ra những rung động lớn lên cơ thể, những chất lỏng này chảy vào bên trong ống tai. Dòng chảy đó tác động vào những sợi lông mỏng manh, khiến chúng lay động qua lại.
Tai tiếp nhận tín hiệu chỉ hướng mà các sợi lông đang di chuyển, và sử dụng các tế bào thần kinh để gửi tín hiệu đến não kèm theo tất cả các thông tin đó. Não bộ sẽ sử dụng tín hiệu lay động của các sợi lông để bù trừ khi nó tái tạo hình ảnh thị giác.
Bởi bạn đang chạy trên máy với dòng chảy quang học đứng yên, sự rung động của các sợi lông phải bù trừ cho sự đứng yên đó, chúng dường như được cài số âm. Trên máy chạy bộ, bạn phải liên tục di chuyển về phía trước để giữ trường thị giác của mình đứng tại một chỗ.
Bất cứ khi nào bạn giậm chân tại chỗ trên một máy chạy, trường thị giác của bạn sẽ lùi lại và bạn thực sự đang lùi lại, Bởi vậy, khi bị bịt mắt sau khi xuống khỏi máy chạy, cơ thể bạn với các chất lỏng trong ống tai nghĩ rằng nó cần chuyển động về phía trước để giữ cho bạn giậm chân tại chỗ.
Những tình nguyện viên nghĩ rằng họ đang giậm chân tại chỗ lúc này, thực ra đang tiến về phía trước mà không biết. Phải mất vài phút để mọi thứ hiệu chỉnh lại.
“Đây là một ảo giác đa giác quan“, Pelah nói. “Bạn phải kiểm soát cơ bắp cùng lúc với việc trải nghiệm thông tin thị giác“. Các thí nghiệm về “ảo giác máy chạy bộ” đã giúp các nhà khoa học xác nhận có một chiếc cầu nối giữa hệ thống thần kinh thị giác và điều khiển vận động của chúng ta.
Lần tới khi tới phòng tập gym, hãy thử tự mình trải nghiệm cảm giác thú vị này.
Đối với những người thường xuyên chạy trên máy, não bộ có thể tự động bù trừ các chuyển động này và quen dần với nó. Ảo giác máy chạy bộ đôi khi sẽ biến mất. Nhưng với đại đa số mọi người, khi việc chạy trên máy không phải thói quen thường xuyên, ảo giác này sẽ luôn xuất hiện.
Bởi vậy, lần tới khi tới phòng tập gym, hãy thử tự mình trải nghiệm cảm giác thú vị này. Nếu bạn định thiết kế một thí nghiệm bịt mắt với bạn bè mình, chỉ cần đảm bảo không gian phía trước họ đủ an toàn, không có một bức tường hay cỗ máy nào chắn trước đường đi của họ, không có một quả tạ hay thanh đòn nào dưới đất.
Đừng quên quay video lại để chứng minh cho người bạn bịt mắt rằng họ đang tiến về phía trước chứ không phải chỉ giậm chân tại chỗ nhé.
Nguồn: GENK