Giống như chiếc xe đi cùng anh em qua từng năm tháng, rất ít món đồ cá nhân có giá trị về mặt tinh thần gắn bó với người sử dụng như chiếc đồng hồ đeo tay. Mình đã có không ít bài viết trên Tinhte nói về công nghệ cũng như giới thiệu những chiếc đồng hồ độc đáo rồi. Thay vì phân tích thêm, trong bài viết này mình sẽ liệt kê những kiệt tác của các hãng. Sở dĩ đặt chúng vào chung một danh sách là vì, không chỉ dừng lại ở những đột phá trong công nghệ, kỹ nghệ chế tác và cả khả năng hoạt động, mà còn cả sự sáng tạo trong cách tư duy của những thương hiệu lớn, tạo ra sự hào hứng trong cộng đồng hâm mộ.
[product_tag tags=”đồng hồ, smart watch” per_page=”4″ columns=”4″ orderby=”rand”]
2001: RM 001, Richard Mille
Trước khi Richard Mille tạo ra chiếc đồng hồ đầu tiên có tên ông trên lớp vỏ, những chiếc đồng hồ đắt nhất thế giới đều mang trong mình thiết kế và cách hoạt động tương đối thủ cựu: Vỏ tròn, những đường nét cổ điển đã tồn tại ngót nghét 2 thế kỷ, nhồi nhét bên trong những complication phức tạp không phải lúc nào con người giờ cũng cần đến.

2001: RM 001, Richard Mille
Và rồi năm 2001, Mille, khi ấy là một thương hiệu vô danh, giới thiệu RM-001. Nó là một chiếc đồng hồ dáng tonneau mặt skeleton lộ máy với tourbillon nhưng không hề mang dáng dấp cổ điển cũ kỹ, mà trái lại rất hiện đại, gần như bước ra từ trong một bộ phim viễn tưởng. Cầu nối bánh răng được làm từ sợi carbon, lớp vỏ vàng trắng cùng những con ốc cố định vỏ case rất khác với những gì các ông lớn thời điểm đó vẫn đang chạy theo. Tourbillon, thứ ra mắt từ thế kỷ 18 được tái sinh theo cách đột phá nhất có thể. Và khi ấy, cái giá của nó là 135.000 USD, gấp đôi chiếc đồng hồ tourbillon đắt nhất đang có trên thị trường.

2001: RM 001, Richard Mille
Khi RM-001 ra mắt, canh bạc của Richard Mille thắng lớn, bất chấp cái giá trên trời của chiếc đồng hồ. Lý do rất đơn giản là vì, trên thị trường khi ấy chẳng có món đồ chơi nào giống như RM-001 cả. “Tôi cũng đoán rằng luôn có thị trường cho những tác phẩm của tôi, chỉ là không biết nó lớn cỡ nào. Lúc ấy tôi cũng chỉ nghĩ chắc chỉ bán được vài chục chiếc đồng hồ là căng”, Richard Mille nhớ lại.
[product_tag tags=”đồng hồ, smart watch” per_page=”4″ columns=”4″ orderby=”rand”]
2005: BR 01, Bell & Ross
Lịch sử của Bell & Ross có thể chia làm hai phần, trước và sau khi BR 01 ra đời. Trước khi chiếc đồng hồ case vuông kính tròn đúng chất của một chiếc đồng hồ trên máy bay phản lực này ra đời, họ tạo ra những chiếc đồng hồ như Space 1, chiếc đồng hồ bấm giờ lên cót tự động đầu tiên trên vũ trụ. Năm 1996, họ tung ra Type Demineur, một chiếc đồng hồ dành cho biệt đội rà phá bom mìn của Pháp. Sau đó, chiếc Hydro Challenger nắm kỷ lục lặn sâu nhất thế giới khi chinh phục mốc 11.000 m dưới mực nước biển, và rồi bị Rolex soán ngôi với Deepsea Challenge.

2005: BR 01, Bell & Ross
Nhiều kỳ tích là thế, nhưng trước khi BR 01 ra mắt, Bell & Ross gần như vô danh trong mắt những người mê đồng hồ nhưng không phải những người lính, những nhà thám hiểm hay thợ lặn. Vậy mới nói sau khi BR 01 ra mắt, Bell & Ross sang trang. Chiếc đồng hồ vỏ case 46mm ngay lập tức có hiệu ứng vô cùng tích cực vì sự phá cách của nó, dù Bell & Ross chẳng hề có lịch sử làm đồng hồ lắp trên những chiếc phản lực chiến đấu, thứ mà BR 01 lấy cảm hứng.
2005: Big Bang, Hublot
Những năm 80, Hublot gặp khó khăn với cả thị trường đồng hồ cao cấp lẫn thị trường đồng hồ tầm trung, vì tầm nhìn của họ, tạo ra một chiếc đồng hồ Thụy Sỹ nhưng với dây cao su chống mồ hôi và không gặp những vấn đề như dây da hay bracelet kim loại. Mãi đến năm 2005, Hublot, dưới sự chỉ huy của thiên tài Jean-Claude Biver mới cho ra đời một trong những thiết kế ấn tượng nhất 2 thập kỷ vừa rồi, và mở đầu cho xu thế của những chiếc đồng hồ choán hết cổ tay.

2005: Big Bang, Hublot
Chiếc đồng hồ kích thước 44.5mm ra mắt đúng cái thời điểm hiphop lên ngôi, những rapper hay những tỷ phú muốn coi chiếc đồng hồ là một tuyên ngôn cá nhân về sự giàu sang chứ không chỉ đơn giản lấp ló dưới cổ tay áo sơ mi như những chiếc Patek Philippe thời đó. Lớp vỏ thép, bezel sứ và dây cao su tạo ra bộ cánh ton sur ton gần như hoàn hảo khi nó ra mắt tại Baselworld 2005. Ngay lập tức, nó giành giải thưởng Best Design dành cho thiết kế đồng hồ xuất sắc nhất tại Geneva Watchmaking Grand Prix.

2005: Big Bang, Hublot
“Chúng tôi biết nó sẽ thành công, nhưng chỉ không biết rằng nó đột phá đến mức ấy. Có nằm mơ chúng tôi cũng chẳng dám nghĩ đến việc Big Bang sẽ có tác động và thành công lớn đến như vậy khi tạo ra nó,” Jean-Claude Biver chia sẻ với GQ.
[product_tag tags=”đồng hồ, smart watch” per_page=”4″ columns=”4″ orderby=”rand”]
2012: Heritage Black Bay, Tudor
20 năm về trước, Tudor là một thương hiệu người ta nghĩ đến khi không đủ tiền mua Rolex. Máy móc rẻ tiền hơn, nhưng thiết kế cũng tương tự, Tudor trở thành lựa chọn bình dân hơn khi Rolex đã trở thành một tượng đài của làng đồng hồ thế giới. Ngay cả những model của Tudor cũng vay mượn gần hết ý tưởng của người anh em chung một nhà, Rolex: Oyster, Prince hay Submariner.

2012: Heritage Black Bay, Tudor
Công thức sản xuất đồng hồ kiếm tiền của Tudor trước thế kỷ XXI khiến nó vừa giảm doanh thu, vừa chìm sâu hơn phía sau cái bóng khổng lồ của Rolex. Nhưng rồi đến năm 2009, bộ sưu tập Grantour và Glamour ra mắt, để rồi 3 năm sau, Heritage Black ra đời, với crown chỉnh giờ lớn và màu sắc phá cách hơn hẳn Rolex đã khiến Tudor hồi sinh.
Nhưng ngay cả bản thân Heritage Black Bay cũng không phải thứ gì đó quá mới mẻ. Nó tồn tại nhờ vào những đường nét từ chiếc đồng hồ lặn đầu tiên của Tudor ra mắt năm 1954. Crown lớn lấy từ mẫu Submariner năm 1958, trong khi kim đồng hồ dạng “snowflake” thì vay mượn từ những chiếc đồng hồ lặn sản xuất cho hải quân Pháp những năm 70.

2012: Heritage Black Bay, Tudor
Chẳng ai dám nghĩ, việc “ăn mày dĩ vãng”, kết hợp với mức giá vừa phải dễ tiếp cận, cỡ già nửa giá Rolex đã khiến cái tên Tudor trở nên nóng trở lại trong những năm gần đây.
2015: Apple Watch, Apple
Không có chiếc đồng hồ nào, xin nhắc lại cho cẩn thận là không một chiếc nào được mong chờ trong suốt 2 thập kỷ vừa rồi như Apple Watch. Người ta bàn tán, suy luận và đưa ra dự đoán, rằng liệu Apple Watch có tạo ra nhiễu động trong thị trường đồng hồ thế giới, khiến các ông lớn run rẩy như cái cách mà iPhone đã làm với BlackBerry hoặc Nokia hay không.

2015: Apple Watch, Apple
Ba năm, 4 phiên bản Apple Watch ra đời, đến tận giờ phút này con người vẫn chưa tính toán được một cách chi tiết nhất hiệu ứng mà chiếc đồng hồ do gã khổng lồ xứ Cupertino tạo ra. Những gì chúng ta có chỉ là những con số. Xét về doanh thu, Apple Watch đã vượt qua Rolex, và nhu cầu của thị trường thì chưa có dấu hiệu suy giảm. Năm 2017, tốc độ phát triển của Apple Watch tăng 50%. Một vài nhà phân tích đưa ra nhận định táo bạo: Mảng smartwatch của Apple giờ đã thành công hơn cả làng đồng hồ Thụy Sỹ cộng lại.

2015: Apple Watch, Apple
Vẫn còn đó những lời phản biện cho rằng “nước sông không phạm nước giếng”, nhưng dù gì đi chăng nữa, với cái giá chỉ vài trăm USD so với vài nghìn cho một chiếc đồng hồ Thụy Sỹ tầm entry, giới trẻ có một lựa chọn vô cùng tuyệt vời để có một chiếc đồng hồ trên cổ tay, mà lại còn đẹp nữa chứ. Đừng quên rằng, khi thiết kế Apple Watch, Jony Ive cùng các cộng sự đã phải mời các nhà thiết kế đồng hồ cơ để tạo ra một sản phẩm điện tử hợp với cổ tay con người nhất, chứ không phải chỉ đơn giản nhồi nhét pin, màn hình và vi mạch vào bên trong một lớp vỏ “nhìn giống đồng hồ” nhưng to quá khổ như vài chiếc smartwatch khác. Ấy là chưa kể, lấy ví dụ Fossil, từng là gã khổng lồ của làng đồng hồ giá rẻ. Giờ đây giá cổ phiếu của họ chỉ còn dưới 1/10 giá trị trước khi Apple giới thiệu Apple Watch.
[product_tag tags=”apple, apple watch” per_page=”4″ columns=”4″ orderby=”rand”]
Mục tiêu của bất kỳ nghệ nhân sản xuất đồng hồ cơ nào trên thế giới cũng chỉ có 1 mà thôi: Tạo ra một chiếc máy cơ khí có độ chính xác cao nhất trong việc hiển thị thời gian. Dĩ nhiên trước khi Defy Lab ra mắt, thế giới đã chào đón chiếc đồng hồ quartz chính xác nhất thế giới, Citizen Chronomaster. Nhưng nói gì thì nói, máy quartz dù rẻ nhưng miếng thạch anh bên trong hoạt động vẫn chính xác và đáng tin cậy hơn nhiều những bộ máy cơ với những bánh răng quay đều đặn.

2017: Defy Lab, Zenith
Quay trở lại với Zenith. Thay vì balance spring và “phanh” lever để chia đều nặng lượng bên trong cót trữ, vốn là cách đồng hồ cơ truyền thống hoạt động, Defy Lab sử dụng bộ máy ZO 342, không có balance spring, mà thay vào đó là một miếng silicon duy nhất được gọi là máy dao động lớn 30mm, bằng tiết diện cả bộ máy để thực hiện dao động giúp đồng hồ chạy. Bên cạnh miếng oscillator mỏng dính này, Zenith chỉ thêm vào đúng 30 chi tiết khác, và chúng ta có một chiếc đồng hồ với khả năng trữ cót gần 70 tiếng, nhưng trong toàn bộ khoảng thời gian đó, sai lệch về thời gian chỉ là 1 giây.
Bên cạnh đó, nhờ chế tác từ silicon, nên Defy Lab cũng không bị ảnh hưởng bởi từ tính, gây sai lệch thời gian. Đến thời điểm này Defy Lab vẫn được coi là một trong số những chiếc đồng hồ cơ chính xác nhất con người từng tạo ra. Tuy nhiên chỉ có 10 chiếc được sản xuất, dù chỉ có giá 30.000 USD, rẻ hơn nhiều so với những kiệt tác khác của người Thụy Sỹ.
2018: Aquanaut Chronograph, Patek Philippe
Giữa cuộc khủng hoảng quartz, với sự ra đời của Seiko Astron, giá rẻ dễ mua, nhưng lại vô cùng chính xác, không ít nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ trở nên sa cơ lỡ vận. Một số khác thì đẩy giá lên để đứng trong cuộc chơi high end, càng ngày càng khó sở hữu, ví dụ Rolex. Một số khác thì thay đổi để thích ứng với thời cuộc. Patek Philippe là một trong số đó.

2018: Aquanaut Chronograph, Patek Philippe
Giờ đây Patek Philippe không chỉ có Calatrava, mà họ còn có Nautilus và Aquanaut, những chiếc đồng hồ thể thao với thiết kế vô cùng phá cách, trẻ trung. Và ở Baselworld 2018, Patek Philippe đã tìm cách cạnh tranh lại thị phần người tiêu dùng trẻ tuổi từ tay Apple Watch với Aquanaut Chronograph. Chỉ bốn ngày trước khi Baselworld 2018 chính thức khai mạc, Patek Philippe mới tạo tài khoản Instagram. Muộn còn hơn không.
Không có quá nhiều công nghệ hay đột phá mới mẻ nào bên trong chiếc Aquanaut Chronograph. Nó vẫn là một chiếc đồng hồ bấm giờ bình thường, 4 kim 1 lịch. Nhưng thay vì mang tính đột phá công nghệ, nó đột phá ở cái cách mà thương hiệu 180 năm tuổi tiếp cận thị trường. Tông màu đen của mặt dial và dây cao su màu cam lại khiến giới trẻ phát điên, chí ít là những đứa con của những tỷ phú lắm tiền. Trước sự đe dọa ngày một lớn của smartwatch giá rẻ, mà đi đầu vẫn là Apple Watch, ngay cả một trong ba cái tên khủng nhất làng đồng hồ, được ví như holy trinity cũng phải thay đổi để bắt kịp xu thế.

2018: Aquanaut Chronograph, Patek Philippe
Dĩ nhiên tranh cãi cũng nảy sinh khi nhiều người cho rằng Patek Philippe không còn giữ được truyền thống. Nhưng mình dám khẳng định, bên trong chiếc đồng hồ trẻ trung này, truyền thống của Patek vẫn còn nguyên. Từng con ốc, từng chiếc bánh răng đều được chế tác với sự tỉ mỉ vốn có của các nghệ nhân, như một người đã từng nói: “Thời gian một nghệ nhân ở Patek đánh bóng một chi tiết bằng đúng thời gian Omega lắp xong một chiếc đồng hồ từ A đến Z”.
Tham khảo GQ
Nguồn: Tinh Tế
[product_tag tags=”đồng hồ, smart watch” per_page=”4″ columns=”4″ orderby=”rand”]